THI CÔNG MÓNG BĂNG: XÂY DỰNG KẾT CẤU THÉP AN TOÀN

THI CÔNG MÓNG BĂNG: XÂY DỰNG KẾT CẤU THÉP AN TOÀN

Thi công móng băng là một trong số các loại nền móng được sử dụng phổ biến. Loại móng này có thể đáp ứng được yêu cầu của hầu hết các công trình nhà thép. Từ đó giúp công trình có thể chịu tải trọng tốt. Tuy nhiên, trong quá trình thi công cũng cần chú ý đến yếu tố an toàn. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để cùng TPT tìm hiểu về quy trình tổ chức thiết kế. Cũng như những kinh nghiệm hay trong thi công móng băng chất lượng và an toàn.

Giới thiệu sơ lược về thi công móng băng cho nhà thép

Trước khi tìm hiểu về quy trình, tiêu chuẩn thi công móng băng thì hãy nói sơ về loại móng này. Cụ thể, móng băng là một loại móng được bố trí theo dải, chạy phương dọc và ngang nhà dưới chân cột đồng thời đỡ hệ tường xây bên trên.

Móng băng có cấu tạo khá đơn giản, bao gồm: Lớp bê tông lót móng; Bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối thống nhất; Dầm móng.

Các kỹ sư sẽ lựa chọn giải pháp thi công móng băng trong trường hợp: Khi tải trọng công trình bên trên lớn, nền đất yếu, tiết diện móng đơn là quá lớn. Ngoài ra, loại móng này còn được ưa chuộng sử dụng để xây dựng công trình từ 3 – 5 tầng.

Kích thước bản móng phổ thông là: (900-1200)x350 mm; Kích thước dầm móng phổ thông là: 300x(500-700) mm.

Cấu tạo móng băng gồm lớp bê tông lót móng, bản móng và dầm móng

Quy trình tổ chức thi công móng băng đảm bảo an toàn

Dưới đây là các bước cần thực hiện trong quá trình tổ chức xây dựng móng băng:

Bước 1: Dọn dẹp mặt bằng trước khi chính thức thi công

Trước khi chính thức xây dựng móng băng, đội ngũ nhân công cần phải giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, đơn vị cũng cần thực hiện các công tác chuẩn bị về nguồn nhân lực, nguyên vật liệu và máy móc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần dự toán số lượng và chất lượng vật tư như thép, xi măng, đá,…

Hãy đảm bảo chuẩn bị đủ vật tư, từ đó công trình kết cấu thép có thể chịu được tải tốt nhất. Đội ngũ kỹ sư, giám sát cũng phải dự trù mọi tình xuống có thể xảy ra để đảm bảo quá trình xây dựng diễn ra tốt đẹp.

Bước 2: Tiến hành lấp đất trước khi thi công móng băng

Sau khi giải phóng mặt bằng, bước tiếp theo là san lấp và vệ sinh mặt bằng. Từ đó góp phần giúp quá trình thi công diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.

Khu vực này cần được xử lý như sau:

  • Dựa trên thiết kế có sẵn, cần xác định trục xây dựng trên cốt nền của khu đất đó.
  • Đào móng theo trục thi công đã xác định.
  • Vệ sinh khu vực móng mới đào sao cho khu vực đó khô ráo nhất. Nếu thấy nước trong hố móng, cần xả hết nước để móng khô ráo.

Bước 3: Công tác gia cố móng băng cho nhà khung thép

Công tác này cần đội ngũ thi công phải tổ chức linh hoạt và nhanh chóng. Việc gia công phần gia cố có thể được thực hiện trực tiếp tại khu vực thi công; Hoặc tại nhà máy/xưởng tùy theo điều kiện.

Chỉ cần đáp ứng tiêu chí về chất lượng và số lượng theo yêu cầu của thiết kế ban đầu. Trong quá trình lắp dựng cốt thép có thể sử dụng phương pháp cơ học hoặc mối hàn.

Các tiêu chí cần đáp ứng trong quá trình thực hiện công tác này đó là: Đảm bảo khả năng chịu lực của thép, không để xảy ra tình trạng bị sai hướng; Hoặc làm giảm hiệu quả của hệ kết cấu cốt thép.

  • Gia công theo yêu cầu kỹ thuật.
  • Đổ bê tông hoặc gạch để tạo khoảng trống với đất nền.
  • Đặt pallet lên trên lớp bê tông hoặc gạch lót.
  • Đặt thép vào đế dải.
  • Đặt thép vào dầm móng.
  • Đặt thép chờ đổ bê tông.

Các công tác thi công móng băng

Bước 4: Công tác ván khuôn khi thi công móng băng

Cốp pha móng nhà được đặt theo lưới thép định sẵn. Khi lắp đặt cốp pha cho quá trình đổ bê tông móng, đơn vị cần lựa chọn tùy theo từng loại móng. Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.

Theo đó, các thanh chống đỡ mặt đất phải được đặt trên các tấm gỗ.  Các tấm gỗ này phải dày ít nhất 4cm để giảm lực ngang khi đổ bê tông.

Ngoài ra, đội ngũ kỹ sư cũng phải xác định tâm móng và cột ở đúng cao độ. Và lựa chọn loại ván khuôn có thể chịu được lực ngay cả khi sử dụng máy dầm sàn. Từ đó đảm bảo độ chính xác cao nhất trong quá trình thi công kết cấu. Đồng thời, cũng để tránh tình trạng ván khuôn bị bung ra khi đổ bê tông.

Bước 5: Công tác đổ bê tông

Với sự phát triển của các thiết bị cơ khí, quá trình đổ bê tông đã trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên, đơn vị cũng không nên chủ quan mà cần lưu ý như sau để quá trình diễn ra suôn sẻ:

  • Vật liệu đá, sỏi và cát dùng để trộn phải có kích thước phù hợp. Điều này có ý nghĩa đảm bảo chất lượng móng, không có bọt khí hoặc lỗ rỗng khi bê tông hoàn thiện.
  • Mặt cắt bê tông hình thang, có độ dốc nhỏ để không mất thời gian ghép ván khuôn trên mặt mà chỉ cần ghép hai bên. Sau khi đổ bê tông, cần nhanh chóng dùng máy đầm bàn hoặc đầm bàn để đầm chặt bê tông sao cho bê tông không chảy và chắc.
  • Trong quá trình thi công móng, cần tránh để nước ngập hố móng. Nếu bê tông bị ngập sẽ làm giảm độ liên kết của vữa và xi măng, giảm tiêu chuẩn chất lượng.
  • Sau khi đổ bê tông, thợ cần thực hiện che chắn cẩn thận và kiểm tra các góc. Nếu thấy có xuất hiện nứt thì cần xử lý ngay để tránh tình trạng đinh bị biến dạng, ảnh hưởng đến toàn bộ móng băng.

TPT đang thực hiện công tác đổ bê tông cho móng băng nhà thép tiền chế

Lời kết

Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến các tiêu chí an toàn khi thi công móng băng. Những kinh nghiệm này được đội ngũ TPT Steel tích lũy qua thời gian nhiều năm làm việc. Chúng tôi vẫn đang không ngừng phát triển hơn nữa, hoàn thiện hơn nữa quy trình làm việc của mình. Từ đó đem đến cho quý khách hàng những công trình nhà thép chất lượng cao.

Tin liên quan